Tìm hiểu về keo sữa dán gỗ | Cách thi công chuẩn nhất
Được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất gỗ đó là keo sữa - một loại keo có khả năng kết dính cao, dễ sử dụng giúp mang lại nhiều tiện dụng cho người sử dụng. Ngoài dán gỗ ra thì bạn có thể sử dụng keo sữa trên nhiều vật liệu khác nhau như: dán gỗ, dán giấy, dán sàn nhựa, dán bàn,…Qua bài viết dưới đây sẽ có đầy đủ các thông tin về keo sữa dán gỗ và hướng dẫn dẫn thi công, mời bạn tham khảo
1. Tìm hiểu về keo sữa dán gỗ
Keo sữa dán gỗ là loại keo dạng nước có màu trắng đục và có khả năng kết dính rất tốt nên được sử dụng chuyên dụng để dán gỗ, vật liệu gỗ trong ngành mộc hay vật dụng cơ bản trong gia đình.
Keo dán gỗ là sản phẩm không thể thiếu trong ngành mộc để liên kết các phụ kiện, chi tiết. Ngoài ra, keo dán gỗ còn được sử dụng để dán vật liệu khác: sàn nhựa, giấy, bàn.
Tính ứng dụng của keo sữa rất cao:
Keo sữa được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất đồ gỗ như nội thất, mỹ nghệ. Bởi chúng có khả năng kết dính từ những loại ván ép công nghiệp đến các loại gỗ cứng. Tuy nhiên, với những loại gỗ cứng như gỗ óc chó, gỗ lim,… đòi hỏi loại keo sữa dán gỗ cao cấp hơn. Còn những loại gỗ mềm như gỗ sồi thì chỉ cần loại bình thường là được.
Ngoài ra, keo sữa dán gỗ vẫn được ứng dụng để dán thùng carton, dán tường,… Với những loại này, keo sẽ được pha loãng với nước hoặc dung môi sao cho phù hợp.
2. Ưu nhược điểm của keo sữa dán gỗ
Keo sữa dán gỗ không chỉ có khả năng kết dính tốt, bền chặt, nó còn dễ sử dụng và giá thành phải chăng với những ưu điểm và nhược điểm riêng cùng Hichem tìm hiểu nhé
Ưu điểm của keo sữa dán gỗ
- Là loại keo sữa có khả năng kết dính ưu việt hơn rất nhiều nên thường được sử dụng trong công nghiệp dán gỗ.
- Độ bám dính của keo sữa vô cùng chắc chắn, không bị bong tróc hay ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong quá trình sử dụng.
- Không bị nhớt như các loại keo khác và có khả năng kết dính trên nhiều loại bề mặt vật liệu khác nhau như: các loại gỗ, vải, giấy,...
Nhược điểm của keo sữa dán gỗ
Bên cạnh các ưu điểm vượt trội có thể kể đến trên đây, thì keo dán gỗ dạng sữa cũng có một số hạn chế nhất định:
- Chúng có mùi hắc, chua, khá khó chịu
- Bạn không nên sử dụng chúng trong không gian kín để tránh bị ngạt
- Thời gian khô của keo sữa dán gỗ tương đối lâu.
MUA NGAY KEO DÁN GỖ ĐA NĂNG HIBOND - NHẬN ƯU ĐÃI SỐC TỪ HICHEM
LIÊN HỆ: 1900 636 719
3. Top 10 thương hiệu keo sữa dán gỗ
Trên thị trường có rất nhiều loại keo dán gỗ khác nhau, nhưng tìm được loại keo dán gỗ phù hợp với mục đích sử dụng là điều không đơn giản. Bạn có thể xem chúng tôi gợi ý một số thương hiệu keo sữa dán gỗ nên mua:
Keo Titebond
Một cái tên rất quen thuộc trong sản xuất đồ gỗ hoặc chuyên dụng trong thi công nhà cửa là keo dán sữa dán gỗ Titebond:
- Đây là một dòng keo dán đa năng, chúng có khả năng kết dính cực tốt mọi vật liệu như gỗ, kim loại, gạch, đá,...
- Giá keo sữa dán gỗ này thì khá cao vì đây là dòng keo cao cấp đến từ thị trường Mỹ.
- Nếu trong sản xuất công nghiệp cần sử dụng số lượng lớn bạn có thể cân nhắc.
Keo Latex
Dòng keo sữa Latex có thể là lựa chọn tuyệt vời:
- Đảm bảo độ kết dính tốt, khả năng chịu nước, chịu nhiệt tốt chúng còn có giá thành tương đối rẻ (khoảng giá chỉ từ 30 đến 50 ngàn đồng).
- Được đóng gói ở nhiều dạng như túi nhựa, chai, hay thùng bạn có thể tự do lựa chọn.
Keo sữa PVA
Đây là một trong những dòng keo sữa vô cùng phổ biến:
- Chúng được sử dụng ở hầu hết các xưởng sản xuất đồ gỗ, đồ nội thất, dùng để dán tường, dán sàn...
- Với khả năng kết dính tuyệt vời chúng lại có giá thành rẻ nên được người dùng tin tưởng sử dụng.
- Chúng có khả năng chống thấm nước tốt, do đó bạn có thể sử dụng trong nhà hoặc ngoài trời đều được.
4. Hướng dẫn thi công keo sữa dán gỗ
Tất tần tật các bước thi công để bạn có thể sử dụng keo sữa dán gỗ đảm bảo hiệu quả nhất
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt vật dán để bề mặt vật được dán phải thật sự sạch sẽ.
Trước khi tiến hành các bước dán keo, chúng ta cần vệ sinh bề mặt vật dán thật kỹ lưỡng. Đảm bảo trên bề mặt tuyệt đối không còn bụi bẩn, các vết dầu mỡ, và phải hoàn toàn khô ráo để keo có được độ bám dính tốt nhất
Bước 2: Bôi keo
- Khi cho keo lên bề mặt, tùy diện tích mặt cần dán lớn hay nhỏ mà chúng ta sẽ điều chỉnh lượng keo nhiều hay ít cho phù hợp.
- Tiếp đến, dàn keo trải đều sao cho phủ kín khắp bề mặt.
- Bôi đúng trọng tâm vị trí cần dán, cẩn thận không làm lan sang các vị trí khác vì sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bề mặt, mất thời gian vệ sinh lại sau khi đã dán xong.
Bước 3: Dán gỗ, phơi sản phẩm
Sau khi dán 2 bề mặt gỗ thì bạn cần cố định bằng dụng cụ chuyên dụng để tránh bị lệch trong thời gian chờ keo khô.
Nên được để phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp vì sẽ làm cho keo nhanh khô hơn thông thường, không đủ thời gian để tạo độ kết dính tối đa.
Bài viết trên giới thiệu và giúp bạn tìm hiểu về dòng keo sữa dán gỗ, hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích, giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình lựa chọn dòng keo dán gỗ phù hợp.