• 0903 268393
  • admin@sxccorp.com

Có gì khác nhau giữa Silicone và silicon

Tin tức 04/11/2021

Keo silicone hay keo silicon, Silicone và silicon, nghe thì tưởng là giống hệt nhau mà thực ra lại hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng Hichem tìm hiểu qua bài viết sau

Tìm hiểu về silicone

Silicone là loại polymer tổng hợp và trơ được tạo nên từ các đơn vị hóa học nhỏ hơn, lặp lại của siloxan, bao gồm một nhóm chức của hai nguyên tử silic và một nguyên tử oxy thường xuyên kết hợp với cacbon hoặc hydro.

Silicone có khả năng chịu nhiệt và đàn hồi tốt như cao su, được đưa vào ứng dụng trong quá trình chế tạo chất bịt kín, chất kết dính, chất bôi trơn, thuốc men, dụng cụ nấu ăn và thậm chí trong cách nhiệt và cách điện.

cau-truc-silicone

Sự khác nhau giữa silicon và silicone

Tìm hiểu về silicon

Silicon là nguyên tố hóa học trong tự nhiên. Nó là một á kim và xếp vị trí 14 trong bảng tuần hoàn hóa học. Silicon mang cả tính chất của kim loại và phi kim loại, đồng thời cũng là nguyên tố nhiều thứ hai trong lớp vỏ Trái đất sau oxygen.

Silicon liên kết với oxygen rất dễ dàng và rất khó để có thể tìm thấy trong thiên nhiên silicon nguyên chất. Chúng thường xuất hiện phổ biến dưới dạng silicon dioxide hay silica, hay cũng chính là thạch anh – thành phần hay gặp nhất của cát.

Trong công nghiệp, silicon có nhiều ứng dụng tiêu biểu như dùng để làm bê tông, thủy tinh, gạch khi ở dạng silica. Mặt khác, silicon cũng là một trong các thành phần dùng để sản xuất đồ gốm, sứ khi ở trong đạng silica.

Ngoài ra, bởi là chất bán dẫn tuyệt vời nên silicon còn được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực điện tử. Chúng có thể tạo nên những bánh xốp bán dẫn dùng làm chất nền cho mạch tích hợp với điều kiện được nung nóng tới độ nóng chảy.

Sự khác biệt giữa silicon và silicone

Khác với silicon, silicone là một chất tổng hợp nhân tạo chứ không phải là một nguyên tố hóa học đơn lẻ.

Nếu như silicon là á kim thì silicone thường xuất hiện ở dạng chất lỏng hay chất dẻo.

Tất nhiên, bởi tính chất khác nhau nên ứng dụng trong cuộc sống của silicon và silicone cũng khác nhau.

Những ứng dụng của silicone

Bởi tính cách nhiệt tốt nên silicone thường được ứng dụng trong các lĩnh vực nấu nướng như làm găng tay, bọc cán tay cầm, dụng cụ gắp thức ăn, bát, cốc… hay các lĩnh vực công nghệ điện tử như hàng không, lớp màng bảo vệ các dụng cụ không bị sốc điện, giảm thiểu nguy hiểm. Bên cạnh đó, silicone còn được dùng để làm chất chống dính cho các dụng cụ nấu ăn bởi khả năng chống dính siêu việt.

Trong y học, silicone được sử dụng nhiều để làm ống thông đường tiểu, bộ phận cấy ghép giả như cấy ghép vú hay kính sát tròng.

Đồng thời, silicone còn được dùng để sản xuất đồ dùng cơ bản như chất bôi trơn, dầu gội đầu, đồ chơi tình dục, thành phần trong mỹ phẩm, sơn, bôi trơn ô tô…

Ngoài ra, silicone còn được dùng làm lót giày, keo chống chịu thời tiết với khả năng chống ẩm mốc, nhiệt và nước tốt, ống hàn chì…

Silicone có an toàn không?

Nếu sử dụng với một liều lượng trong phạm vi cho phép, ở mức tiêu chuẩn thì silicone sẽ không gây tác dụng phụ và an toàn cho người sử dụng.

Tuy được sử dụng rộng rãi và ứng dụng trong rất nhiều ngành, có tính phổ biến cao trong cuộc sống song xét cho cùng silicone vẫn là chất tổng hợp hóa học, vậy nên khi sử dụng silicone, người dùng cần hết sức cẩn thận, xem xét kỹ càng cả về chất lượng, nồng độ silicone có trong sản phẩm mua dùng.

Những yếu tố quyết định silicone an toàn

Ngoài những yếu tố liên quan tới thành phần thông số, có vài đặc điểm có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường hay các giác quan để giúp bạn nhận ra silicone có an toàn hay không, ví dụ như không có mùi lạ khó chịu, hay màu sắc đúng như nhà sản xuất quảng cáo.

Silicone chứa chất làm đầy sẽ gây ra những tác hại nhất định cho sức khỏe người sử dụng, đồng thời cũng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Vậy làm thế nào để kiểm tra silicone bạn mua có chứa chất làm đầy hay không? Hãy kéo và vặn xoắn các sản phẩm silicone, silicon đã bị trộn với một số chất làm đầy khác sẽ xuất hiện các hạt trắng đó không phải là silicone an toàn.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho mình, người dùng nên thông thái và cẩn thận lựa chọn mua silicone ở những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, từ các nhãn hàng, thương hiệu uy tín. Đặc biệt là, chỉ nên mua những sản phẩm có bao bì nhãn mác rõ ràng, có hiển thị trực quan các thông số kỹ thuật cũng như công dụng, đặc điểm của silicone nhé.

Tham khảo thêm các sản phẩm silicone xanh, an toàn của Hichem tại đây

Lưu ý khi sử dụng silicone

  • Tránh để silicone tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, nhất là phải tránh xa lửa.
  • Tuyệt đối không được ăn uống hay để chúng tiếp xúc với mắt một cách trực tiếp.
  • Khi sử dụng mỹ phẩm, bạn nên chú ý xem thành phần để biết silicone đứng ở vị trí cao hay thấp, từ đó đưa ra qdd mua hàng đúng đắn. Lời khuyên cho bạn là không nên sử dụng sản phẩm có chứa nhiều silicone.

Keo silicone hay keo silicon?

Chắc hẳn, keo silicon là một cụm từ không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, đây lại là một cách gọi hoàn toàn sai, và thực chất “keo silicone” mới là cách gọi và cách viết đúng, bởi thành phần trong keo silicone được tạo ra từ silicone nguyên sinh kết hợp với phụ gia và chất xúc tác. Vậy nên sau này nếu muốn nhắc tới loại keo thông dụng này, hãy nhớ gọi và viết nó là silicone nhé!
 
Như vậy, bài viết đã phân tích sự khác nhau giữa silicone và silicon, đồng thời tổng hợp, bóc tách định nghĩa cũng như ứng dụng của từng loại. Hy vọng sau bài viết này bạn đã hiểu rõ về silicon và silicone, không còn bị nhầm lẫn về cách dùng của từng loại nữa.

Xem thêm: 

>>> Keo silicon chịu nhiệt cao

>>> Keo silicon có dán nhựa được không?

>>> Silicon dán gạch

Liên hệ
Đăng ký làm đại lý
-->
Đăng ký
Đăng nhập
Đăng ký
Quên mật khẩu?