Keo epoxy làm mặt bàn là gì? Cách pha và hướng dẫn sử dụng
Bạn có thể thấy những mặt bàn cỡ lớn làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau trông thật bắt mắt và chắc chắn. Tuy nhiên bạn lại không biết được rằng, chúng được kết dính với nhau từ một loại keo vô cùng đặc biệt chính là keo epoxy làm mặt bàn. Vậy keo epoxy làm mặt bàn là gì? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về chúng nhé.
I. Keo epoxy làm mặt bàn là gì?
Keo epoxy làm mặt bàn là loại keo công nghiệp tiên tiến nhất hiện nay. Sản phẩm được một loại hợp chất hữu cơ gốc nhựa composite với đặc tính cơ lý đặc biệt. So với các sản phẩm gốc nhựa khác thì keo kháng môi trường hơn hẳn. Bên cạnh đó, khả năng kết dính cao, kháng nước hiệu quả vì không có chứa nhóm ester, do vậy mà ngày càng có thêm nhiều người yêu thích sử dụng nó hơn nữa.
II. Thành phần trong keo epoxy làm mặt bàn
Cấu tạo của keo epoxy bao gồm các thành phần gồm keo A và keo B. 2 thành phần này được đựng trong 2 hộp chứa riêng biệt. Khi có nhu cầu sử dụng, người dùng sẽ phải trộn 2 thành phần này với tỉ lệ theo hướng dẫn (hoặc có thể tùy chỉnh). Phản ứng hóa học xảy ra khi trộn 2 thành phần này lại sẽ cho ra chất kết dính, giúp cố định 2 bề mặt gỗ lại với nhau.
- Phần A: Đây thực chất là nhựa epoxy
Loại nhựa Epoxy trong lớp keo epoxy ab 2 thành phần màu trong là một dạng dung dịch có màu vàng sáng cho đến trong suốt và có rất nhiều loại khác nhau. Trong đó, điển hình nhất vẫn là loại Diglycidyl ether of Bisphenol A.
Ưu điểm của loại nhựa này chính là khả năng kháng mòn tốt, có thể tồn tại ở trong môi trường hóa chất cao. Ngoài ra, trong keo có các nhóm Hydroxyl phân cực dọc theo mạch phân tử. Từ đó làm tăng cường độ bám dính trên rất nhiều loại bề mặt vật liệu.
Xem thêm: Keo epoxy ab 2 thành phần màu trong được dùng trong lĩnh vực gì?
- Phần B: Chất đóng rắn
Thành phần chất đóng rắn này cũng có nhiều loại khác nhau, chủ yếu trong đó có Polyimides, Aliphatic amines, ketamines… Mỗi loại lại có đặc tính và ứng dụng riêng biệt.
III. Ứng dụng tuyệt vời của keo epoxy làm mặt bàn
Bỏ qua keo nhựa epoxy chính là một sai lầm đáng tiếc nhất của bạn đó, vì chúng có thể ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực, mục đích khác nhau. Đặc biệt phải kể đến như:
- Làm những mặt bàn cỡ lớn: Với các thành phần nhựa và chất đóng rắn, keo epoxy được nhiều khách hàng lựa chọn cho việc tạo ra những mặt bàn cỡ lớn từ chất liệu gỗ, đá tự nhiên, nhôm…
- Dính các vật bằng kính, sứ, đồ gốm, cố định các máy móc vào sàn bê tông… Loại keo này rất dễ sử dụng, cũng như không đòi hỏi kỹ thuật quá cao nên mà người dùng không chuyên nghiệp cũng hoàn toàn có thể dùng chúng cho mục đích không quá phức tạp kể trên.
- Sửa chữa các vết nứt bê tông, gắn gỗ, kim loại, chít nhà vệ sinh, nhà bếp: Vì có độ đàn hồi tốt, bám dính cao nên keo epoxy làm mặt bàn còn được dùng rộng rãi cho nhu cầu bịt kín, trám kết các vết nứt, bảo vệ tuổi thọ cho công trình, vật dụng, đồng thời làm tăng tính thẩm mỹ cho chúng.
- Chống thấm, chống dột trên mái nhà, mái tôn, dán các loại kim loại, nhựa và bê tông,.. Ngoài những ứng dụng kể trên thì keo chịu nhiệt epoxy còn có khả năng chống chịu cực tốt trong mọi điều kiện thời tiết, được ưu ái dùng trong chống thấm, chống dột mái nhà, mái tôn…
Xem thêm: Bảng giá keo epoxy chống thấm
IV. Cách sử dụng keo epoxy làm mặt bàn
Để phát huy được tính hiệu quả của lớp keo nhựa epoxy, khi sử dụng chúng, bạn phải nắm được cách pha keo cũng như việc thi công tốt nhất.
4.1 Cách pha keo epoxy
Đối với lớp keo epoxy 2 thành phần, nếu chỉ sử dụng một trong hai thành phần bạn sẽ không thu được kết quả kết dính như mong muốn. Bởi vì, chất keo nhựa epoxy trong đó ở dạng dịch, không ăn nhập với chất đóng rắn, nó sẽ không thể khô. Nhưng một khi trộn lẫn hai chất với nhau, hiệu quả của nó sẽ được phát huy hết. Tuy nhiên, bạn cũng không thể pha keo tùy ý theo định lượng của mình, khi đó lớp keo hỗn hợp này sẽ nhanh chóng bị cứng và sẽ mất đi tác dụng kết dính.
Keo epoxy làm mặt bàn có thời gian khô tương đối chậm, sau khi pha keo bạn phải đợi từ 3-4h sau mới có thể sử dụng được. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể điều chỉnh được thời gian đóng rắn của keo nhanh hay chậm khi sử dụng bằng cách điều chỉnh tăng hoặc giảm tỷ lệ % giữa chất xúc tác và keo.
Tỉ lệ pha 18/7: 18 phần keo resin, 7 phần chất đóng rắn theo trọng lượng. Khuấy nhẹ nhàng từ 5 đến 10 phút cho keo và chất đóng rắn trộn lẫn. Keo khi trộn sẽ có màu trắng đục, khuấy sao cho hỗn hợp keo trong lại là được. Để yên khoảng 5 đến 10 phút cho bong bóng nổi bớt lên. Có thể dùng tăm để châm bong bóng. Các loại keo 2 thành phần AB đều bán sẵn gồm 2 lọ riêng biệt A và B chia sẵn theo tỉ lệ này thuận tiện hơn cho việc pha trộn.
4.2 Cách sử dụng
Để keo dán epoxy dùng đạt kết quả cao nhất bạn hãy tham khảo cách sử dụng keo 2 thành phần epoxy sau:
+ Vệ sinh, xử lý thật kỹ khu vực cần thi công. Trước khi trét keo lên vị trí cần dán, cần vệ sinh thật sạch bề mặt đó, bạn phải đảm bảo được các bề mặt phải khô hoàn toàn thì trét keo lên. Tùy thuộc vào bề mặt vật liệu cần sử dụng keo mà nhà sản xuất sẽ có những khuyến cáo khác nhau về cách sử dụng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
+ Trộn keo epoxy theo tỉ lệ 1:1
+ Trét keo đã chọn lên toàn bộ bề mặt cần dán và 10% diện tích mặt sau viên gạch.
+ Trong trường hợp mục đích sử dụng keo epoxy làm mặt bàn để xử lý vết nứt tường, trần và bê tông bạn cũng pha theo tỷ lệ 1:1 hoặc lỏng hơn 1 chút, sau đó bạn dùng dao chít hay bay trét mastic để quét hợp chất epoxy lên bề mặt dán.
Với keo epoxy làm mặt bàn bạn đã có được một sản phẩm kết dính vô cùng tuyệt vời cho mục đích sử dụng của mình. Nhanh tay chọn ngay sản phẩm để đảm bảo sự vững chắc cho bề mặt vật dụng, công trình bạn nhé.
Đừng bỏ lỡ chương trình khuyến mãi EPOXY vô cùng hấp dẫn mua 10 tặng 1 tại Hichem. XEM THÊM: TẠI ĐÂY